NƯỚC ÉP LỰU – TÁC DỤNG KỲ DIỆU VÀ TOP CÔNG THỨC 2021
Không chỉ nước ép rau màu xanh mới đem lại những công dụng tuyệt vời cho cơ thể. Với màu đỏ rực rỡ và hương vị ngọt ngào, nước ép lựu chứa đến hơn 100 chất phytochemical (hóa chất tự nhiên được sản xuất bởi thực vật), và đã được con người sử dụng hàng ngàn năm với mục đích chữa bệnh.
Cụ thể, nước ép lựu giúp giải quyết những vấn đề gì trong cơ thể? Nên mix lựu với nguyên liệu nào và cần lưu ý gì khi uống? True Juice sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về món đồ uống hấp dẫn này nhé!
Bắt đầu tìm hiểu thôi.
UỐNG NƯỚC ÉP LỰU CÓ TÁC DỤNG GÌ?
(Ảnh: Pinterest)
Nhiều người thường e ngại lượng đường trong các loại nước ép hoa quả, do đó cũng băn khoăn liệu uống nước ép lựu có tốt không.
Dù lựu để ăn hoặc làm salad cũng đã ngon, nhưng việc ép lấy nước sẽ giúp bạn nạp một lượng lớn enzyme, vitamin và dưỡng chất cùng lúc, đồng thời quá trình hấp thụ cũng diễn ra tốt hơn.
Dưới đây là một số tác dụng thần kỳ của nước ép lựu mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý là những thông tin True Juice chia sẻ chỉ đúng với nước ép lựu nguyên chất và không thêm đường – không phải các loại nước ép lựu đóng chai, có chất bảo quản, phụ gia và nhiều chất hóa học khác.
1. Chống oxy hóa
Hạt lựu có màu đỏ ruby nhờ lượng polyphenol dồi dào. Đây là hợp chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, khiến nước ép lựu vượt trội hơn hẳn các loại nước ép trái cây khác về khả năng chống oxy hóa. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong lựu cũng cao gấp 3 lần rượu vang đỏ và trà xanh.
Nhờ vậy, uống nước ép lựu thường xuyên có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ các tế bào khỏi hư hại. Món đồ uống này cũng có tính chống viêm hữu hiệu, giúp ngăn ngừa những tổn thương ở khắp các bộ phận bên trong cơ thể.
2. Bổ sung vitamin
Nước ép của một quả lựu cung cấp đến 40% lượng vitamin C mà cơ thể cần trong một ngày. Vitamin C có thể bị phân hủy trong quá trình tiệt trùng, do đó hãy chọn uống nước ép lựu nguyên chất, tươi mới để tận dụng tối đa dinh dưỡng.
Ngoài ra, lựu còn giàu vitamin E, vitamin K, folate và kali. Hãy chăm bổ sung lựu vào thực đơn mỗi khi đến mùa nhé!
3. Phòng ngừa ung thư
(Ảnh: Pinterest)
Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện nhằm chứng minh nước ép lựu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy chưa có nghiên cứu lâu dài trên cơ thể người, những kết quả sơ bộ về tác dụng chống ung thư của nước ép lựu vẫn rất đáng khích lệ.
4. Bảo vệ trí nhớ
Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu với nồng độ cao được cho là có thể đẩy lùi bệnh Alzheimer và bảo vệ trí nhớ. Để cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ, bạn nên uống khoảng 8 ounce (236 ml) nước ép lựu mỗi ngày.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Nước ép lựu có thể làm giảm viêm ruột và cải thiện tiêu hóa. Những người bị viêm loét đại tràng có thể cảm nhận được lợi ích của nước ép lựu khi uống thường xuyên.
Vẫn có những tranh cãi liên quan đến việc nước ép lựu làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy. Vì lý do này, nhiều bác sĩ khuyến cáo người bị tiêu chảy không nên uống nước ép lựu cho đến khi các triệu chứng đã giảm hẳn.
6. Ngăn chặn bệnh tim
(Ảnh: Pinterest)
Nước ép lựu được đánh giá là loại nước ép tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. Nó giúp cải thiện lưu lượng máu, làm chậm sự tích tụ cholesterol trong động mạch.
Tuy vậy, lựu có thể phản ứng tiêu cực với các loại thuốc điều trị huyết áp và cholesterol như statin. Do đó, bệnh nhân tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước ép lựu để hỗ trợ điều trị bệnh.
7. Kháng virus
(Ảnh: The Histamine Friendly Kitchen)
Nhờ dồi dào chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường miễn dịch như vitamin C và E, nước ép lựu có thể ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nó còn được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn và kháng virus trong phòng thí nghiệm. Hiện nước ép lựu đang được nghiên cứu sâu hơn về tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng và virus thông thường.
8. Cải thiện khả năng sinh sản
Nồng độ chất chống oxy hóa và khả năng chống lại tình trạng stress oxy hóa của nước ép lựu khiến nó trở thành chất hỗ trợ sinh sản tiềm năng. Bởi stress oxy hóa được coi là yếu tố gây ra rối loạn chức năng tinh trùng ở đàn ông và giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.
9. Chữa tiểu đường
Lựu đã được sử dụng từ lâu đời tại Ấn Độ và Trung Đông như một phương thuốc chữa bệnh tiểu đường. Nó giúp giảm đề kháng insulin và giảm lượng đường trong máu.
Ngoài những tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe kể trên, nhiều chị em còn quan tâm đến phương pháp giảm cân từ nước ép lựu. Vậy thực hư thế nào?
Nước ép lựu có giảm cân không?
Lựu chứa 83 calo trên 100g và rất giàu chất xơ. Hương vị thơm ngon của nước ép lựu nguyên chất giúp ngăn chặn đáng kể cơn thèm ăn của bạn, do đó hãy dùng nó thường xuyên hơn để thay thế các loại đồ uống chứa nhiều đường tinh luyện nhé. Đồ uống công nghiệp đóng chai sẵn chính là một trong những “thủ phạm” gây tích mỡ mà bạn cần tránh.
Ngoài ra, nước ép lựu chứa hàm lượng phong phú các chất chống oxy hóa, polyphenol và axit linolenic liên hợp. Tất cả đều giúp bạn đốt cháy chất béo và tăng cường trao đổi chất.
Tuy vậy, bạn không thể giảm cân nếu chỉ dựa vào nước ép lựu. Để đạt được mục tiêu về cân nặng, hãy xây dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh bằng cách tăng rau củ trong chế độ ăn, bớt đồ chiên rán và chế biến sẵn nhé.
Giờ thì cùng xem cách làm nước ép lựu nguyên chất thôi.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM NƯỚC ÉP LỰU TẠI NHÀ
Máy ép chậm sẽ cho thành phẩm có màu sắc tươi hơn, lượng nước nhiều hơn, bảo quản được lâu hơn so với máy ép ly tâm. Do đó, nếu bạn muốn uống nước ép rau củ lâu dài, hãy nghĩ đến việc đầu tư một chiếc máy ép chậm vừa túi tiền.
Bạn có thể mua sẵn lựu cho vài ngày và trữ lạnh, uống ngày nào ép ngày nấy để nước ép luôn tươi ngon và nhiều dinh dưỡng nhất.
Khi ép lựu, bạn cần bỏ phần vỏ bên ngoài, chỉ sử dụng hạt lựu ở bên trong. Tuy nhiên, cắt lựu như thế nào để không bị vỡ hạt và chảy nước thì không phải ai cũng biết.
Mẹo cắt lựu đơn giản
– Dùng dao khía một đường tròn quanh phần chóp quả lựu rồi nhấc ra.
– Tiếp tục khía từng đường dọc thân quả lựu đúng vị trí các màng trắng bên trong.
– Dùng tay tách nhẹ các múi lựu, sau đó rút phần lõi trắng ở giữa.
– Việc tách hạt bây giờ đã dễ dàng hơn rất nhiều và không hạt nào bị chảy nước.
Làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố
(Ảnh: Kitchen Stories)
Trong trường hợp không có máy ép, bạn có thể thử làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố. Chỉ cần cho tất cả hạt lựu vào máy, sau đó thêm một chút nước và bấm nút xay thật nhuyễn. Lọc qua rây, ta có phần nước ép tươi.
Thành phẩm vẫn thơm ngon và dễ uống nhưng bị loãng và nhạt vị hơn so với nước ép lựu làm bằng máy ép. Do đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời thôi nhé.
Cách làm nước ép lựu không cần máy
Không có máy ép, cũng chẳng có máy xay? Hãy tự dùng lực của tay để làm nước ép lựu!
– Cho hạt lựu vào túi zip, đóng chặt, đặt xuống bàn và dùng tay dàn đều chúng ra.
– Lấy cây cán bột bằng gỗ cán qua cán lại trên túi zip sao cho nước lựu tiết ra nhiều nhất có thể.
– Lọc bã qua rây, ta được một ly nước ép lựu đậm đặc dinh dưỡng.
Tuy nhiên, chính vì không dùng máy nên phần bã lựu vẫn chưa kiệt nước lắm. Đây là nhược điểm của phương pháp làm nước ép lựu bằng tay.
Ngoài nước ép lựu nguyên chất, bạn có thể kết hợp lựu với rất nhiều loại rau củ quả khác để giúp cơ thể nạp đa dạng dưỡng chất mỗi ngày. Hãy tham khảo một vài công thức gợi ý của True Juice nhé.
TÌM HIỂU GÓI NƯỚC ÉP HÀNG NGÀY
NƯỚC ÉP LỰU MIX VỚI GÌ?
1. Nước ép lựu ổi
(Ảnh: Your Healthy Grocery Store)
Nguyên liệu:
- 1 quả lựu
- 2 quả ổi
Cả hai loại trái cây đều được biết đến với hương vị đặc trưng, do đó đây sẽ là một sự kết hợp thú vị và kích thích vị giác. Nếu muốn ngọt hơn, bạn có thể tăng lượng lựu và giảm bớt lượng ổi. Đừng thêm đường vào bất kỳ công thức nước ép nào.
2. Nước ép lựu và táo
(Ảnh: Brit + Co)
Nguyên liệu:
- 1 quả lựu
- 2 quả táo
Táo phổ biến quanh năm và cũng là nguyên liệu được ưa chuộng trong các công thức nước ép. Ép chung với lựu, bạn sẽ có món đồ uống ngọt ngào và thơm ngon mà không có bất kỳ hương hiệu nào có thể thay thế.
3. Nước ép lựu với cam
(Ảnh: Stirlist)
Nguyên liệu:
- 2 quả lựu
- 1 quả cam
Lựu ép riêng, sau đó vắt cam lấy nước và đổ hai hỗn hợp nước ép vào một cốc. Bạn sẽ được thưởng thức một món đồ uống tuyệt vời, bổ dưỡng và cực kỳ tốt cho làn da.
4. Nước ép lựu cà rốt
(Ảnh: Pinterest)
Nguyên liệu:
- 1 quả lựu
- 3 củ cà rốt
Với những ai e ngại vị ngai ngái của cà rốt, ép chung với lựu là cách hoàn hảo để tạo vị hấp dẫn và giúp cơ thể dễ dàng bổ sung dưỡng chất từ loại củ này. Hãy thử xem sao nhé!
5. Nước ép lựu nho
(Ảnh: Parveen’s Kitchen)
Nguyên liệu:
- 2 cup hạt lựu
- 1 cup nho
Nho và lựu đều là những loại trái cây nổi bật về hàm lượng chất chống oxy hóa. Cốc nước ép này do đó sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong những đợt thời tiết ẩm ương đó.
6. Nước ép lựu củ dền
Nguyên liệu:
- 1 cup hạt lựu
- 1 củ dền đỏ
- 1 quả cam
Hãy tận dụng khả năng làm giảm mức huyết áp của hạt lựu và củ dền nhé. Thêm một chút cam vắt, vị chua chua ngọt ngọt của ly nước ép sẽ khiến bạn không thể chối từ.
Trên đây là một số công thức nước ép tươi, không đường, không đá, không pha loãng mà bạn có thể thực hiện tại nhà. True Juice sẽ tiếp tục giải đáp một số thắc mắc phổ biến của mọi người về nước ép lựu ngay dưới đây.
LƯU Ý VỀ NƯỚC ÉP LỰU
Nên uống nước ép lựu khi nào?
Trái với thói quen của phần đông người Việt, nước ép không nên được uống cùng với bữa ăn. Lý do là khi bạn đang ăn hoặc vừa ăn no, hệ tiêu hóa bận rộn để xử lý rất nhiều thực phẩm cứng khác, không sẵn sàng để hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ nước ép.
Do vậy, thời điểm tốt nhất để uống nước ép lựu là khi bụng rỗng, tốt nhất là khi vừa ngủ dậy hoặc cách bữa ăn gần nhất khoảng 2 tiếng.
Uống nước ép lựu đúng cách
(Ảnh: Medical News Today)
Nếu có điều kiện, hãy uống nước ép lựu ngay khi vừa ép nhé! Ngoài ra, bạn nên đảo nước ép trong khoang miệng như đang nhai trước khi nuốt. Việc này giúp miệng của chúng ta tiết ra nước bọt có chứa enzyme ptyalin cần thiết để quá trình hấp thụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cũng đừng uống nước ép lựu quá vội vàng! Hãy ngồi xuống và thong thả nhấm nháp từng ngụm một, không uống khi đang di chuyển và không uống ực như một shot rượu tequila.
Nước ép lựu có tốt cho bà bầu?
Nước ép lựu giàu vitamin, chất xơ và sắt, do đó cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đây được xem là đồ uống giúp an thai, kháng bệnh tật và tăng cường miễn dịch.
Nếu bạn muốn uống nước ép rau củ quả tươi sống và nguyên chất mỗi ngày nhưng không có điều kiện tự ép thường xuyên, hãy tìm hiểu về liệu trình nước ép của True Juice – an toàn, thuận tiện và vô cùng hiệu quả.
LIỆU TRÌNH NƯỚC ÉP GIAO TẬN NƠI TẠI TRUE JUICE
Tại sao bạn nên lựa chọn True Juice để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình?
- True Juice cung cấp nhiều liệu trình được thiết kế chuyên biệt cho từng mục tiêu riêng: bổ sung dinh dưỡng, giảm cân, thanh lọc cơ thể, trị mụn, hỗ trợ điều trị bệnh lý…
- Công thức nước ép đa dạng, mỗi loại từ 4-10 nguyên liệu, kết hợp cả các siêu thực phẩm (tảo Spirulina, than hoạt tính…) và các loại rau gia vị Á Đông.
- Menu thay đổi liên tục hàng tuần, đảm bảo đa dạng về dưỡng chất.
- Công nghệ ép lạnh thủy lực tiên tiến bậc nhất thế giới, cho chất lượng nước ép cao nhất.
- Dịch vụ giao tận nơi hàng ngày trong nội thành Hà Nội.
- Đội ngũ tư vấn viên am hiểu về dinh dưỡng và đồng hành cùng khách hàng trong quá trình cải thiện sức khỏe bằng nước ép.
Rất nhiều khách hàng đã thử và hài lòng, và True Juice hy vọng sẽ được tiếp tục đồng hành cùng bạn.
Nhấc máy và gọi điện cho True Juice nhé!
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Như vậy, nước ép lựu có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe và vóc dáng. Ngoài nước ép lựu nguyên chất, bạn còn có thể kết hợp lựu với rất nhiều loại rau củ quả khác để bổ sung đa dạng dưỡng chất cho cơ thể.
Cùng xuống bếp và trổ tài pha chế đồ uống healthy cho cả nhà thôi! Nhớ khoe với True Juice thành quả của mình nhé!
The post NƯỚC ÉP LỰU – TÁC DỤNG KỲ DIỆU VÀ TOP CÔNG THỨC 2021 appeared first on True Juice.
source https://truejuice.vn/articles/nuoc-ep-luu/
Comments
Post a Comment